Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết!

8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết!

Bạn thích mẹo nào nhất, thứ tự từ 1->8 theo sắp xếp của hình ảnh?

1. Tránh sử dụng trứng lạnh làm nguyên liệu khi bạn làm bánh nhé!





2. Rắc muối lên thớt trước khi băm hành hoặc ngò (rau mùi), điều đó sẽ giúp hành, ngò sẽ ít bị bắn khỏi thớt hơn!


3. Thêm một ít chanh hoặc giấm vào nước luộc bông cải trắng (súp lơ) sẽ giúp bông cải giữ màu trắng.


4. Lăn quả chanh trước khi cắt sẽ giúp chanh vắt ra được nhiều nước hơn đó!



5. Để chanh không bị khô khi cất vào tủ lạnh, hãy bôi dầu dừa lên mặt miếng chanh cắt dở đó bạn nhé.




6.  Cho 1 - 2 tép/nhánh tỏi vào nước khi đang luộc rau sẽ làm tăng hương vị của món ăn.


7. Khi làm bánh, việc rây giúp trộn bột được đều và không bị vón cục.



8. Gói chuối trong giấy báo trước khi cho vào tủ lạnh sẽ giúp giữ chuối tươi lâu hơn bạn ạ!



Chúc các bạn gia tăng thêm những mẹo vặt trong nấu ăn cũng như trong nấu ăn và cuộc sống...

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Mùa nào thức nấy



Các bạn hãy nhớ mùa nào thức đấy để gia đình mình luôn khoẻ mạnh. Dưới đây là một số cách lựa chọn trái cây theo đúng mùa các bạn tham khảo nhé!
Chúc các bạn luôn là một nhà nội trợ thông thái J

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Cách chọn mua một số loại rau củ quả tươi ngon


Bí quyết chọn rau củ, mua các loại rau củ ngon là rau củ tươi, không bị dập nát, không bị ủng nước, không có mùi lại, lá không bị sâu úa. Dưới đây là cách lựa chọn một số loại rau củ quả thông dụng cho gia đình:
1.       Bắp cải
Bắp cải đầu mùa thường có vào khoảng tháng 11, bạn nên chọn những cây bắp cải lá cuộn chặt, lá dày đầu và khép kín, không xòe, cuống nhỏ, nặng tay, không bơm nước, nên cắt đôi bắp cải để kiểm tra trước khi mua.

2.       Rau ngót:
Mùa rau ngót bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng, mà chọn những bó có lá dày vừa phải, sẫm màu.

3.       Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô):
Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

4.       Rau cải xanh
Rau cải xanh đúng vụ là vào tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Rau cải xanh ngon là loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to (khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau rất cao).

5.       Rau muống
Tháng 4, 5, 6 thường là mùa của rau muống, những tháng có mưa nhiều là ngon nhất, nên chọn loại có ngọn non, thẳng, vươn dài, cuống to, lá xanh và không sâu. Nhưng không phải vì thế mà bạn có thể lơ là việc chọn rau. Bạn nên tránh những mớ rau có ngọn non, vươn dài mỡ màng vì rau đó thường đã bị phụ thuốc kích thích. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng hơn nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn hơn hẳn.

6.       Giá đỗ
Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ, những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa. Nên chọn loại giá đỗ có màu trắng, cọng ngắn vào khoảng 6cm, không quá to và thô, không có mùi gì lạ ngoài mùi đặc trưng của giá đỗ.

7.       Rau cần
Không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và cũng dễ bị độc hại khi ăn. Loại rau ngon thì phải tươi, màu xanh trông sáng và sạch, cuống lá phải dày, cọng tròn và ít rễ.

8.       Chọn rau chân vịt
Chọn loại lá dày, mặt lá rộng và cuống lá ngắn

9.       Chọn hành
Chọn củ đầy đặn, không sứt sát, phần cọng lá tươi xanh tới tận ngọn

10.  Hành tây
Nên chọn hành có vỏ càng khô càng tốt, độ cuốn bám càng chặt, nhìn vỏ ngoài có thể thấy những đường vân màu xanh chạy bên trong.

11.  Khoai tây
Nên chọn loại có vỏ mỏng đẹp, không có nốt lấm chấm, củ lớn, không bị sứt sẹo, không nhăn nheo. Đặc biệt không mua loại khoai tây đã mọc mầm hay có vỏ xanh.

12.  Cà chua
Chọn những quả đỏ hồng, chắc tay, rắn, không dập ủng, cuống tươi non, nhất là cà chua hồng vì có ruột đặc, ít hột và nhiều sinh tố.

13.  Dưa chuột
Nên chọn loại tươi trông đẹp màu, còn tươi, thân thẳng, nhẵn vỏ. Ngon nhất là loại bên ngoài có những mấu nhỏ nổi lên chắc chắn sẽ đặc ruột. Nếu dùng tay nắm thấy mềm, cuống ngả mày vàng thì chắc chắn dưa đó đã héo và có nhiều hạt. Những quả dưa có một lớp phấn trắng bám ở bên ngoài là dưa mới hái, ăn sẽ ngọt hơn dưa để lâu nhé.

14.  Cà tím
Khi chọn mua cà bạn nên chọn loại có màu tím thẩm, vỏ sáng và căng, đó là loại cà tươi và ngon nhất.

15.  Mướp
Bạn nên chọn những quả nặng tay, cuống tươi, vỏ xanh và ít vết nám.

16.  Mướp đắng
Những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.

17.  Đậu cô ve
Những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.

18.  Đậu Hà Lan
Chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt không lớn không nhỏ.

Các loại quả đậu đều không nên mua những quả khi nhìn quá bóng nhẫy, ít lông to là do đã bón nhiều đạm hoặc phun nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do nguời trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.
19.  Bí đao (Bí xanh)
Chọn trái thẳng, da thật xanh, còn lông tơ, nặng tay, bấm nhẹ móng tay ta thấy cảm giác mềm, cuống bí lớn là bí non, ít ruột, ít hột già.


Chúc các bạn có những thực phẩm tươi ngon và an toàn cho sức khỏe!



Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

10 mẹo xoay trở cho gian bếp nhỏ

Để căn bếp nhỏ có được vẻ rộng rãi mong muốn, luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của các giải pháp, từ bố trí linh hoạt cho việc cất trữ vật dụng đến phối hợp ánh sáng hiệu quả, mua sắm những dụng cụ và thiết bị giúp tiết kiệm không gian và đặc biệt là khéo léo đưa vào đó nét cá tính riêng của gia chủ.
Để có thể thực hiện được điều đó luôn đòi hỏi nhiều tính sáng tạo. Dưới đây là một số điều bạn có thể thử áp dụng cho không gian bếp của mình.
1. Hãy đặt một bàn đứng ở giữa phòng để có thể vừa thao tác, vừa chứa đồ bên dưới, đồng thời cũng tiện để đi đến những góc khác trong căn bếp.
2. Bố trí theo kiểu các gian bếp ở trên tàu, nghĩa là các tủ treo và thiết bị sẽ được xếp thẳng hàng trên cùng một phía của căn phòng. Việc thực hiện như vậy là rất thích hợp vì giúp gian bếp nhỏ được gọn gàng hơn.
3. Ngày nay, các nhà sản xuất thiết bị nhà bếp cho ra đời ngày càng nhiều những sản phẩm tiết kiệm không gian, giúp việc bài trí trong các gian bếp nhỏ được thuận tiện hơn, ví dụ như tủ lạnh chỉ có bề dày khoảng 60cm thay vì 75cm như trước đây, hoặc là những thiết bị có thể treo lên được như lò viba và nằm gọn gàng ngay bên dưới các tủ treo.
4. Cần quan tâm kỹ đến khu vực đặt bàn ăn, bạn nên dùng chiếc bàn thấp hoặc bàn tròn cỡ nhỏ với những chiếc ghế cùng loại và có thể đẩy sát vào bên dưới mặt bàn hoặc cất vào một góc nào đó khi không dùng đến.
Một cách khác cho bạn lựa chọn là hãy xây cố định một mặt bàn ăn dài, dọc theo vách tường và sử dụng cùng với ghế đứng, như vậy cũng có thể tạo nên một góc ăn uống ấm cúng cho gia đình.
5. Một thách thức thú vị nữa trong thiết kế cho các gian bếp nhỏ là phải biết cách tạo ra kỹ xảo cho không gian, chẳng hạn như dùng đèn chiếu bên dưới các tủ treo hoặc dưới mặt bàn bếp, một khi sử dụng ánh sáng hợp lý và đúng cách, bạn sẽ tạo được cho căn bếp của mình cảm giác lớn rộng và thoải mái hơn.
6. Hãy dùng tủ có màu sáng và cửa kính.
7. Dùng những bàn bếp rộng và cao để lấy thêm không gian cho việc thao tác và cất giữ các thiết bị.
8. Gạch lát sàn nên được trải theo đường chéo, còn với các căn bếp kiểu treo thì nên dùng sàn gỗ và có thể cho chạy dọc theo chiều dài của tường.
9. Để tiết kiệm không gian, bạn có thể treo ấm và chảo lên tường. Đây không chỉ là một biện pháp tốt để cho tủ, kệ chứa được trống hơn mà còn làm cho căn bếp như có vẻ được sử dụng thường xuyên nhưng vẫn ngăn nắp.
Còn bên trong tủ treo, bạn có thể chứa tất cả mọi thứ có thể, từ những chai lọ, dụng cụ nấu bếp cho đến găng tay và vô số những thứ linh tinh khác. Đối với tủ chạn, bạn nên làm thật cao với ngăn trên chứa những thứ ít dùng đến còn ngăn dưới được chia làm các phần nhỏ khác nhau để dễ phân loại.
10. Hãy lắp đặt một bồn rửa chén lớn, vì như vậy sẽ thuận tiện hơn khi bạn phải rửa nhiều hoặc những thứ đồ lớn nhưấm hay chảo.
Bạn hãy nhớ rằng hầu hết các căn bếp đều nhỏ. Đừng quá mặc cảm khi so sánh căn bếp nhà mình với những hình ảnh gian bếp lộng lẫy trên các tạp chí.
Vấn đề rộng hay chật bây giờ không còn quá quan trọng, vì một căn bếp nhỏ vẫn có thể đáp ứng đủ các nhu cầu của bạn nếu được thiết kế tốt. Cần ghi nhớ ba nhân tố chính mà bạn phải quan tâm, đó là: tổ chức khâu lưu trữ, phối hợp chiếu sáng hiệu quả, cân nhắc kỹ khi mua sắm vật dụng và thiết bị nhà bếp.
(doanhnhansaigon)
Chúc các bạn có những món ăn ngon từ căn bếp nhỏ xinh của mình nhé!